BÀI DỰ THI AN TOÀN GIAO THÔNG” NỤ CƯỜI NGÀY MAI” CỦA GIÁO VIÊN

Lượt xem:

Đọc bài viết

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
Dành cho Giáo viên
Họ và tên: Quách Thị Thu Hà
Giới tính: Nữ
Giáo viên bộ môn: Toán
Trường: THCS Nguyễn Khuyến
Địa chỉ nhà trường: P.An Bình , Tx Buôn Hồ, Đăk Lăk
Số điện thoại di động: 0979870956
Email: quachhabh@gmail.com

PHẦN I: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Theo Thầy/Cô để tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt hiệu quả cao cần thực hiện những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Giáo dục an toàn giao thông trong trường học là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp hành trang, kỹ năng cho học sinh. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng đối với mỗi cơ sở giáo dục. Trong bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nội dung giáo dục về an toàn giao thông toàn diện cũng như những biện pháp thực hiện hiệu quả nhất.
1. Giáo dục an toàn giao thông là gì?
Trước tiên, giáo dục là một quá trình truyền thụ những kiến thức và kỹ năng cần thiết đã được chuẩn bị và lên kế hoạch trước đó nhằm mục đích thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người tiếp nhận. Ngày nay, giáo dục không còn đi theo hướng truyền thống như trước, nó trở thành một quá trình hai chiều. Ở đó, cả hai bên cùng chia sẻ và trau dồi để nâng cao kỹ năng và kiến thức.
Giáo dục an toàn giao thông là quá trình dạy và học, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông. Mục đích của giáo dục an toàn giao thông nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và quan trọng định hướng người học có những hành vi tuân thủ pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.
Trong thời đại hiện nay, giáo dục an toàn giao thông cần được phổ biến tại tất cả các cơ sở giáo dục, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Điều này nhằm xây dựng một xã hội mà ở đó tất cả mọi người đều có ý thức cao trong việc tham gia giao thông. 
Giáo dục về an toàn giao thông là một quá trình, không phải là một việc làm trong ngày một ngày hai. Do đó mà nó đòi hỏi thời gian và môi trường tốt nhất để hình thành nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng tham gia giao thông. Để xây dựng được một môi trường tốt nhất cho người học, không chỉ phía nhà trường mà cả xã hội cần chung tay nâng cao ý thức của chính mình.
Giáo dục về an toàn giao thông, nhất là với trẻ nhỏ, lứa tuổi mầm non, tiểu học,… phải được tích hợp đa dạng dưới mọi hình thức. Bên cạnh những kiến thức được dạy trong nhà trường, còn phải cần đến sự tác động của những hoạt động ngoại khóa, lối sống của khu dân cư, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách báo… 
Giáo dục cần được thực hiện từ nhỏ để học sinh có thể hình thành ý thức dần dần trở nên tự chủ trong các hành vi tham gia giao thông của mình. Chính vì vậy mà mỗi nhà trưởng, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô giáo đều cần đặt ra những kế hoạch cụ thể để triển khai giảng dạy, giáo dục về an toàn giao thông đến cho học sinh.
2. Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông
Một số biện pháp giáo dục về an toàn giao thông đối với học sinh THCS bao gồm những hình thức sau.
2.1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT 
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học. 
Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.
2.2. Dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa
Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức, tự nhiên xã hội, khoa học… 
2.3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa
– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…
3. Nội dung giáo dục an toàn giao thông
3.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông 
Trước hết, nhiệm vụ tối quan trọng của các nhà quản lý đó là lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cần được dự tính một cách khoa học, có đầy đủ mục tiêu rõ ràng. Song song với đó cần đề ra những nội dung, phương pháp sao cho hiệu quả, có trình tự thời gian chi tiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần tính đến những công việc như chuẩn bị huy động các nguồn lực để có thể chủ động trong mọi tình huống.
Các hoạt động giáo dục cũng cần được phân chia theo từng năm học để học sinh có thể hình thành nhận thức, thói quen một cách hệ thống. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần khảo sát đặc điểm của từng đối tượng, khu vực để có những thay đổi, chỉnh sửa sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất. 
3.2. Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông 
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức an toàn giao thông, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường học. 
3.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông 
Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây:
– Hiệu trưởng (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.
– Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện.
– Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.
3.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động 
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một bộ phận trong quá trình thực hiện quyết định. Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:
– Thiết lập các tiêu chuẩn mà một học sinh cần đạt được khi kết thúc một quá trình GD an toàn giao thông.
– Đo lường mức độ đạt được của học sinh so với tiêu chuẩn đã đề ra để có cơ sở tiến hành bước tiếp theo.
– Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn nếu kết quả đo lường không đạt được mục tiêu. 
Trên đây là toàn bộ nội dung giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả sẽ là bản lề quan trọng trong việc hình thành ý thức và hành vi tham gia giao thông an toàn ở mỗi học sinh.

PHẦN II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Giáo viên giảng dạy: Quách Thị Thu Hà Lớp dạy: 8A4
Ngày soạn: 20/12/2023
Ngày dạy: 23/12/2023

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
BÀI 4: CÁCH ĐI XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN VÀ
TRANG PHỤC KHI THAM GIA GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;
– Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện hằng ngày;
– Biết và có thói quen chuẩn bị và có kỹ năng đi xe đạp và xe đạp điện an toàn;
– Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đi xe đạp, xe đạp điện an toàn, phê phán những hành vi không chấp hành Luật giao thông đường bộ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
– Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
b. Năng lực đặc thù môn học:
– Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ kiến thức về xe đạp, xe đạp điện và trang phục khi tham gia giao thông HS biết cách vận dụng vào thực tế để tham gia giao thông an toàn.
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập những kiến thức về an toàn giao thông.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các vấn đề thực tế liên quan.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Các video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
– Phiếu khảo sát (xem phụ lục)
– Phiếu học tập (xem phụ lục)
2. Học sinh
– Tìm hiểu về phương tiện xe dạp, xe đạp điện và trang phục khi tham gia giao thông.
– SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Hoạt động
(thời gian) Nội dung
(Nội dung của hoạt động) Phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo Phương án đánh giá
Hoạt động [1].
Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập HS liên hệ thực tế bản thân, từ đó phát hiện ra vấn đề cần tìm hiểu HS thực hiện theo nhóm. Đánh giá báo cáo của từng nhóm học sinh.
Hoạt động [2].
Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm lần lượt tìm hiểu các vấn đề:
– Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện
– Chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
– Hướng dẫn cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
– Trang phục khi tham gia giao thông + Dùng kĩ thuật dạy học theo trạm
+ Phương pháp nhóm – Đánh giá hoạt động qua bảng nhóm.
– Trình bày của nhóm.
Hoạt động [ 3].
Luyện tập Hs trả lời câu hỏi và xử lí tình huống đơn giản có liên quan chủ đề. Thuyết giảng – hỏi trả lời. Đánh giá kết quả.
Hoạt động [4]. Vận dụng – HS làm việc nhóm báo cáo các ứng dụng.
– HS vận dụng kiến thức bài học vào các tình huống thực tế. Làm việc nhóm Đánh giá qua bài báo cáo thuyết trình.

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập
a. Mục tiêu:
– HS nhận thức được vấn đề cần tìm hiểu. Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho HS bắt đầu bài học.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và ghi chép của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, theo hình thức cá nhân:
+ Hằng ngày em thường đi học đến trường bằng phương tiện gì?
+ Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu ý kiến của em về cách đi xe đạp, xe đạp điện như thế nào là an toàn?
– Thời gian suy nghĩ 2 phút.
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân
– Đọc, suy nghĩ, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận
– Đại diện 5-10 HS trình bày.
– Các HS khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của bạn.
Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Đặt vấn đề vào bài:
Tình trạng học sinh “làm xiếc” đối với xe đạp, xe đạp điện gây nguy hiểm cho bản thân người lái và người tham gia giao thông hiện nay như: Chở 3, chở 4, vượt đèn đỏ, đánh võng, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, vừa đi vừa nghe nhạc… rất khó kiểm soát và ngày càng gia tăng.
Nguy cơ gây tai nạn giao thông của xe đạp điện không kém xe máy, trong khi phần lớn người điều khiển lại là học sinh, kỹ năng vận hành phương tiện chưa cao. Đặc biệt, dù luật đã quy định, người điều khiển xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, nhưng đại đa số không đội. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông do xe đạp điện gây ra.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
– HS biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện.
– Biết cách chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn.
– Trình bày được cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn: Một số nguyên tắc cơ bản; Các bước qua đường an toàn có đèn tín hiệu giao thông; Các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông; Các bước đi qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông.
– Biết trang phục khi tham gia giao thông như nào để đảm bảo an toàn giao thông.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
1. Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện
2. Chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
– Chọn xe đạp và xe đạp điện an toàn .
– Kiểm tra xe trước khi đi .
– Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách .
– Ngồi đúng cách trên xe .
3. Hướng dẫn cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
a. Một số nguyên tắc cơ bản :
•Đi xe vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ .
•Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
•Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đi xe đạp, xe đạp điện .
•Không lạng lách, đu bám xe khác.
•Tuyệt đối không đi xe khi đã uống rượu, bia.
•Khi đi xe vào ban đêm phải có đèn báo hiệu trước, sau hoặc phản quang.
•Người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm .
b. Các bước qua đường an toàn có đèn tín hiệu giao thông:
•Bước 1: Giảm tốc độ.
•Bước 2: Quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần .
•Bước 3: Chờ khi có tín hiệu báo hướng rẽ .
•Bước 4: Qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn xung quanh.
c. Các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông:
•Bước 1: Giảm tốc độ khi đến đường giao nhau.
•Bước 2: Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch dừng .
•Bước 3: Đèn xanh: Quan sát an toàn xung quanh.
•Bước 4: Lên xe đi tiếp: vẫn quan sát an toàn.
d. Các bước đi qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông:
•Bước 1: Giảm tốc độ .
•Bước 2: Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau).
•Bước 3: Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.
•Bước 4: Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát.
4. Trang phục khi tham gia giao thông
4.1. Mũ bảo hiểm
Các bước đội mũ đúng cách:
Mở đây quai mũ sang hai bên, đưa mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ có vừa đầu không bằng cách xoay đi xoay lại.
Cài quai mũ. Nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ không tác đụng bảo vệ vì mũ có thể văng ra ngoài.
Đưa ngón tay xuống dưới cằm, nếu đưa vừa 2 ngón tay là được. Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng.
4.2. Quần, áo:
-Nên mặc quần, áo dài để tránh bị trầy xước nặng khi xảy ra tai nạn và hạn chế tác động của môi trường (mưa gió, bụi,…), cần đảm bảo quần áo không gây vướng víu khi ngồi sau hoặc điều khiển phương tiện giao thông.
-Buổi tối, nên mặc áo sáng màu, áo phản quang để người tham gia giao thông dễ nhận ra.
-Khi trời mưa, nên dùng loại quần áo đi mưa bộ rời và sáng màu để điều khiển xe dễ dàng, tầm quan sát không bị hạn chế và không gây cản gió khi xe di chuyển.
4.3. Giày, dép
-Nên đi giày đế bằng, che kín mũi chân và gót chân giúp người lái xe thuận tiện, chính xác khi thực hiên các thao tác, kỹ năng.
-Không nên đi giày cao gót, hở mũi và gót chân.
4.4. Khẩu trang, găng tay
– Nên đeo khẩu trang khi tham gia giao thông để tránh bị khói, bụi và phòng tránh các bệnh lây lan qua đường hô hấp.
– Nên đeo găng tay vào mùa đông để giữ ấm bàn tay, tránh bị lạnh cóng bàn tay, ảnh hưởng đến thao tác khi tham gia giao thông.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị vị trí ngồi riêng cho 4 nhóm
– Hướng dẫn HS tiến hành thảo luận và học tập theo kĩ thuật dạy học theo trạm.
– GV tổ chức dạy học theo trạm.
+ Phân chia 4 vị trí học tập tương ứng với 4 trạm
Phân chia số trạm, tên và nhiệm vụ
Số trạm Nhiệm vụ
Trạm 1 Tìm hiểu về tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện.
Trạm 2 Tìm hiểu về các bước chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn .
Trạm 3 Tìm hiểu về cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn.
Trạn 4 Tìm hiểu về trang phục khi tham gia giao thông.

+ Hướng dẫn HS cách học tập, di chuyển (vì lí do cơ sở vật chất nên thay vì học sinh di chuyển đến các trạm, GV sẽ chuyển phiếu học tập của các trạm)
+ Mỗi trạm HS sẽ có 4 phút để thảo luận và hoàn thành phiếu học tập, sau đó sẽ xoay trạm tiếp theo.
– Các nhóm trao đổi thảo luận và chuẩn bị sản phẩm để báo cáo.
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ HS ngồi theo nhóm.
+ Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập của lần lượt 4 trạm.
+ Các nhóm chuẩn bị sản phẩm để trình bày trước lớp.
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận
– Đại diện 1 nhóm trình bày.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4 – Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
– Chuẩn hoá lại kiến thức
– Mở rộng kiến thức cho HS

Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
– HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng để trả lời các câu hỏi liên quan.
– Rèn luyện kỹ năng xử lí tình huống thực tế cho HS.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên.
c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập số 1
+ Thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng sau:
1) Phân biệt hành động đúng/sai? Giải thích vì sao?
Ý kiến Đúng Sai
Xe đạp, xe đạp điện là phương tiện giao thông đơn giản nên không cần phải tuân theo Luật giao thông.
Người ngồi trên xe đạp điện không phải đội mũ bảo hiểm.
Người điều khiển xe đạp không được đi xe dàn hàng ngang.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động, còn người điều khiển xe đạp có thể sử dụng được.
Người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô.

2) Hãy sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông?
1. Qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn xung quanh

3. Giảm tốc độ

2. Chờ khi có tín hiệu báo hướng rẽ
4. Quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần

3. Nối những việc làm đúng với Đ và những việc làm vi phạm với VP khi đi xe đạp và xe đạp điện:
Bỏ hai tay khi đi xe đạp, xe đạp điện
Đèo nhiều người trên xe
Không đi xe vào đường ngược chiều
Khi gặp đèn đỏ phải dừng xe lại
Buộc hàng hoá cồng kềnh sau xe
Đèo trẻ con ở đằng trước giỏ xe
Đi xe hàng ba trên đường
Vừa đi vừa cầm ô che nắng/che mưa

+ GV phát phiếu học tập số 1 (xem phụ lục)
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm, chuẩn bị sản phẩm trình bày trước lớp
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
– HS trả lời câu hỏi:
1) Phân biệt hành động đúng/sai? Giải thích vì sao?
Ý kiến Đúng Sai
Xe đạp, xe đạp điện là phương tiện giao thông đơn giản nên không cần phải tuân theo Luật giao thông X
Người ngồi trên xe đạp điện không phải đội mũ bảo hiểm X
Người điều khiển xe đạp không được đi xe dàn hàng ngang X
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động, còn người điều khiển xe đạp có thể sử dụng được X
Người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô X

2) Các bước sau theo thứ tự đúng các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông
•Bước 1: Giảm tốc độ
•Bước 2: Quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần
•Bước 3: Chờ khi có tín hiệu báo hướng rẽ
•Bước 4: Qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn xung quanh
3. Nối những việc làm đúng (với Đ) và những việc làm vi phạm (với VP ) khi đi xe đạp và xe đạp điện:
VP Bỏ hai tay khi đi xe đạp, xe đạp điện
Đèo nhiều người trên xe
Buộc hàng hoá cồng kềnh sau xe
Đèo trẻ con ở đằng trước giỏ xe
Đi xe hàng ba trên đường
Vừa đi vừa cầm ô che nắng/che mưa
Đ Khi gặp đèn đỏ phải dừng xe lại
Không đi xe vào đường ngược chiều

– Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1
– Chuẩn bị sản phẩm trình bày trước lớp.
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận
– Đại diện 1 nhóm trình bày.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
– Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học liên hệ bản thân và tương tác với cộng đồng.
b. Nội dung:
– Tổ chức trò chơi giải ô chữ giúp HS ghi nhớ lại kiến thức
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: – GV tổ chức trò chơi “Ô chữ”
– GV phổ biến luật chơi:
– Ô chữ trong trò chơi gồm 16 chữ cái.
•Để giải được ô chữ phải giải đáp được 6 câu hỏi, sau mỗi câu trả lời đúng sẽ xuất hiện một từ mà trong đó có chứa các chữ cái có trong ô chữ.
• Mỗi nhóm bốc thăm chọn 2 câu hỏi. Nhóm nào không trả lời được hoặc trả lời sai thì quyền trả lời dành cho nhóm khác.
• Mỗi câu trả lời đúng được thưởng 1 bông hoa. Nhóm nào giải được ô chữ sớm khi chưa lật hết các chữ cái sẽ được thưởng thêm 2 bông hoa.
Nội dung 2: Tìm tòi, mở rộng:
1. Thực hiện dự án “Học sinh với an toàn giao thông khi đi xe đạp, xe đạp điện qua lăng kính chúng em”, bằng hình thức chụp ảnh tại trường mình.
2. Tìm hiểu Luật dành cho người đi xe đạp, xe đạp điện tại 1 số nước (Nhật Bản, Singapore … );
3. Tìm hiểu một số quy định trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe đạp và xe đạp điện

KHẢO SÁT CUỐI BÀI
– GV phát phiếu khảo sát cho HS
– HS thực hiện khảo sát và nộp lại phiếu cho GV vào buổi học tiếp theo.

PHỤ LỤC
Hoạt động hình thành kiến thức
Trạm 1: Tìm hiểu về tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện
Quan sát các đoạn phim, hình ảnh dưới đây, hãy:
-Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của các bạn.

Nguồn: phim tôi yêu Việt Nam
Nguồn: phim tôi yêu Việt Nam

Nguồn: antoangiaothong.gov.vn
Nguồn: baomoi.com
– Liên hệ với thực tiễn ở trường, ở lớp em.
Gợi ý:
•Ý thức tham giao giao thông của HS trường em
•Các bạn HS trong lớp (trường) khi đi xe đạp, xe đạp điện đã đội mũ bảo hiểm chưa?
•Các bạn có chở 3,4 người trên xe đạp điện hay không?
•Có hiện tượng đi xe đạp, xe đạp điện vào đường ngược chiều hay không?
•….
Thời gian thảo luận: 4 phút

Trạm 2: Tìm hiểu về các bước chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
– Quan sát tranh và điền vào chỗ trống, để hoàn thiện các bước chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn

1. Chọn xe đạp và xe đạp điện an toàn
– Chọn xe có kích cỡ………………
– Mọi bộ phận của xe:
………………………………………………
……………………………………………… 2.…………………………………

3……………………………………………
4…………………………………

– Theo em bước nào là quan trọng nhất? Có thể bỏ đi bước nào được hay không? Vì sao?
Thời gian thảo luận: 4 phút

Trạm 3: Tìm hiểu về cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn
1. Đâu không phải một số nguyên tắc cơ bản khi đi xe đạp và xe đạp điện an toàn?
•Đi xe vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ .
•Xe đạp có thể rẽ phải khi đèn đỏ.
•Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông .
•Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đi xe đạp, xe đạp điện.
•Người đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm.
•Không lạng lách, đu bám xe khác.
•Tuyệt đối không đi xe khi đã uống rượu, bia.
•Đi xe điện có thể chở 3 người.
•Khi đi xe vào ban đêm phải có đèn báo hiệu trước, sau hoặc phản quang .
•Xe đạp điện có thể đi vào phần đường dành cho xe oto, xe gắn máy.
•Người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm .
2. Sắp sếp các bước cho phù hợp:
Các bước qua đường an toàn có đèn tín hiệu giao thông:
oA: Quan sát để chắc chắn không có xe nào đang đến gần.
oB: Giảm tốc độ .
oC: Qua đường, luôn chú ý quan sát an toàn xung quanh.
oD: Chờ khi có tín hiệu báo hướng rẽ.
Các bước đi qua đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông:
oA: Lên xe đi tiếp: vẫn quan sát an toàn
oB: Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch dừng
oC: Đèn xanh: Quan sát an toàn xung quanh
oD: Giảm tốc độ khi đến đường giao nhau
Các bước đi qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông:
oA: Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng
oB: Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát.
oC: Giảm tốc độ
oD: Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau)
Thời gian thảo luận: 4phút

Trạm 4: Tìm hiểu về trang phục khi tham gia giao thông
1. Mũ bảo hiểm:
– Vì sao cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
– Làm sao để chọn được mũ bảo hiểm đúng chất lượng?
– Theo em đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng cách?
2. Quần, áo:
-Vì sao nên mặc quần, áo dài?
-Vì sao buổi tối, nên mặc áo sáng màu, áo phản quang?
-Khi trời mưa, nên dùng loại quần áo như thế nào?
3. Giày, dép
-Vì sao nên đi dày đế bằng, che kín mũi chân và gót chân?
-Có nên đi giày cao gót, hở mũi và gót chân hay không?
4. Khẩu trang, găng tay
– Đeo khẩu trang khi tham gia giao thông có lợi ích gì?
– Vì sao nên đeo găng tay vào mùa đông?
Thời gian thảo luận: 4 phút

Hoạt động luyện tập
Phiếu học tập số 1
1. Trong các hình trên ai đi đúng, ai đi sai Luật giao thông đường bộ? Vì sao ?

1

2
3

4
5
2. Xử lí tình huống:
Buổi trưa, trên đường tan học về, thấy đường vắng, Hòa liền trổ tài với các bạn. Cậu điều khiển xe đạp thả cả hai tay, rồi đi xe bằng một bánh, lạng lách, đánh võng. Một số bạn thấy thế hò reo cổ vũ, làm Hòa càng hăng hái.
Không ngờ trong lúc đang phấn khởi thì xe cậu vướng phải quang gánh của một cô bán rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh rau đổ. Hòa không những bị ngã đau mà còn bị cô ấy mắng.
a. Hãy chỉ ra lỗi của các nhân vật trong tình huống trên.
b. Nếu chứng kiến sự việc em sẽ làm gì?

Thời gian thảo luận: 5 phút

Hoạt động vận dung:
Hệ thống câu hỏi trò chơi “Giải ô chữ”
1.Bộ phận nào của xe đạp, xe đạp điện giúp xe đi chậm lại?
2.Khi đi xe đạp, xe đạp điện gặp đèn đỏ cần dừng xe sau……….
3.Mọi người khi tham gia giao thông đều phải tuân thủ…………
4.Dụng cụ này dựng ở ven đường và cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.
5.Người lái sẽ để chân ở đâu khi đang di chuyển bằng xe đạp?
6.Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện bạn phải đi ở phái bên nào đường?

PHIẾU KHẢO SÁT
I. Họ và tên:……………………………………………………………………
II. Lớp:………………………………………………………………………………
III. Nội dung khảo sát:
1. Bản thân em đã thực hiện những quy tắc giao thông khi đi xe đạp hoặc xe đạp điện nào? (có thể chọn nhiều phương án):
☐ Đi xe vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ.
☐ Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
☐ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
☐ Tuyệt đối không đi xe khi đã uống rượu, bia .
☐ Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đi xe đạp, xe đạp điện .
☐ Tuân thủ những quy tắc khác (vui lòng ghi rõ)

2. Bản thân em đã thực hiện những quy tắc về trang phục khi tham gia giao thông nào? (có thể chọn nhiều phương án):
☐ Buổi tối, mặc áo sáng màu, áo phản quang
☐ Đi giày đế bằng, che kín mũi chân và gót chân
☐ Đội mũ bảo hiểm
☐ Đeo khẩu trang khi tham gia giao thông
☐ Đeo găng tay vào mùa đông
☐ Tuân thủ những quy tắc khác (vui lòng ghi rõ)

3. Theo em HS có thể tuân thủ tốt các quy tắc giao thông khi đi xe đạp hoặc xe đạp điện hay không?
Có Không

4. Nếu để xây dựng một thông điệp An toàn giao thông với xe đạp, xe đạp điện, em sẽ gửi tới thông điệp gì?

Người soạn

Quách Thị Thu Hà